Cái đẹp về hình thức nhiều khi lại đi liền với cái ngán ngẩm về nội dung khiến khán giả ngày một xa rời phim Việt...
Bữa tiệc nhiều món
Không
thể phủ nhận ưu điểm của phim Việt một vài năm gần đây là sự đa dạng
trong thể loại và phim không đợi mùa. Trong vòng 2 năm trở lại đây, các
phim Việt ra rạp không còn cần đợi mùa như trước nữa. Tháng nào trong
năm, khán giả cũng có thể lựa chọn xem phim Việt ngoài rạp chiếu,
Sự đa dạng của thể loại cũng
ngày càng được đẩy mạnh. Trong năm 2012, khán giả Việt như được thưởng
thức một bữa tiệc điện ảnh nhiều món: hài hước, kinh dị, lãng mạn, hành
động... Mới nhất, bộ phim Mùa hè lạnh của đạo diễn Ngô Quang
Hải chuẩn bị ra mắt được giới thiệu là thuộc thể loại phim Noir hiện đại
(phim tâm lý ly kỳ, hình sự) cũng gây nhiều tò mò cho khán giả. Bên
cạnh đó là một Mỹ nhân kế đóng mác Dũng "khùng", với dàn chân
dài đình đám và là bộ phim hành động fantasy đầu tiên ứng dụng công nghệ
3D sản xuất tại Việt Nam. Giữa rừng phim hài (dự đoán phần nhiều là...
nhảm) ra rạp trong dịp Tết 2013, Mỹ nhân kế là một điểm sáng được nhiều tín đồ điện ảnh Việt chờ đợi.
Bên
cạnh phim điện ảnh là phim truyền hình. Màn ảnh nhỏ Việt Nam 2012 cũng
chứng kiến nhiều sự đột phá. Phim giờ vàng đua nhau lên sóng, đáng chú ý
là bộ phim dài tập Cầu Vồng Tình Yêu việt hóa từ kịch bản Hàn. Chiếm sóng giờ vàng VTV3 suốt gần 1 năm trời, Cầu Vồng Tình Yêu đã để lại cho khán giả nhiều ấn tượng sâu sắc và là tâm điểm của cộng đồng mạng trong suốt một thời gian dài.
Cầu Vồng Tình Yêu - một bộ phim truyền hình thành công năm 2012
Phim
truyền hình cũng là một mảnh đất màu mỡ cho các nhà làm phim khai thác.
Năm 2012, phim truyền hình Việt phát triển song song trên cả hai địa
hạt là phim chính luận và phim giải trí, dù chưa thực sự xuất sắc toàn
diện nhưng ở thể loại nào cũng có những gương mặt tiêu biểu gây ấn tượng
với khán giả.
Có thể nói, năm 2012, khán giả Việt không thiếu phim để xem, chỉ tiếc là...
Hình thức vẫn là chủ yếu
Không
khó để nhận ra rằng phim Việt thời gian gần đây rất chăm chút về mặt
nhìn, có lẽ bởi đó là yếu tố tác động đến người xem trước nhất. Rõ nhất
là trong các bộ phim điện ảnh. Bối cảnh phim nào cũng đẹp lung linh,
diễn viên trai xinh gái đẹp, cảnh quay được chăm chút kỹ lưỡng. Nhưng có
lẽ do quá chú ý đến phần nhìn mà nhiều nhà làm phim bỏ qua phần quan
trọng nhất của một bộ phim - là nội dung.
Cảnh phim "Cưới ngay kẻo lỡ"
Bởi thế mà một Nàng men chàng bóng, với hai diễn viên ngôi sao Ngô Kiến Huy - Đinh Ngọc Diệp trở thành một đại thảm họa; một Gia sư nữ quái với đôi tiên đồng ngọc nữ Bảo Thy - Isaac cũng chỉ trên nhảm một nước; một Cưới ngay kẻo lỡ với cảnh quay đẹp lung linh nhưng bị chê là chọc cười thô tục; hoặc ngay cả Thiên mệnh anh hùng,
bộ phim được khen ngợi nức lòng, thực ra cũng gây ấn tượng nhiều nhất
bởi sự trau chuốt của hình ảnh, còn nội dung dường như vẫn chỉ là thứ
yếu.
"Thiên mệnh anh hùng" cũng "đẹp là chủ yếu"
Rõ ràng nỗ lực tìm kiếm những gương
mặt đẹp cho màn ảnh là rất đáng ghi nhận, nhưng cái đẹp về hình thức
nhiều khi lại đi liền với cái ngán ngẩm về nội dung khiến khán giả ngày
một xa rời phim Việt.
Thảm họa - năm nào cũng "xôm"
Cùng
với câu chuyện hình thức lấn át nội dung là câu chuyện về thảm họa
trong điện ảnh. Năm 2012 cũng không nằm ngoài vùng phủ sóng, thậm chí
năm nay những thảm họa của điện ảnh Việt còn được mùa bùng nổ, với kha
khá những bộ phim khiến khán giả xem xong phải... lắc đầu lè lưỡi.
Đình đám nhất phải kể đến màn tấu hài siêu vô duyên của danh hài Hoài Linh hồi đầu năm mang tên Hello cô Ba và đại thảm họa Nàng men chàng bóng những tháng gần cuối năm. Với Hello cô Ba,
danh tiếng của Hoài Linh bị lùi đi một bậc chỉ vì một phút chọn kịch
bản sai lầm. Bộ phim này đầy rẫy những màn chọc cười vô tội vạ và cả vô
duyên, nhưng lại không mấy đáng cười. Kịch bản phim vô lý, lỏng lẻo và
thể hiện rõ sự hời hợt trong xây dựng tình huống phim, xây dựng nhân
vật.
Nàng men chàng bóng, bộ phim của đạo diễn Võ Tấn Bình cũng không khá khẩm hơn là mấy khi bị đặt cho hàng loạt cái tên như: Đại
thảm họa, thảm họa chúa, siêu nhảm nhí... Thêm vào đó, phim còn bị lên
án là bóp méo thế giới đồng tính, nội dung sai lệch và phản cảm, sử dụng
hình ảnh người đồng tính, chuyển giới như một yếu tố gây cười dung
tục...
Đại thảm họa của năm 2012: Nàng men chàng bóng
Bao giờ hết thời "biết rồi khổ lắm nói mãi..."
Câu chuyện của những Nàng men chàng bóng, Hello cô Ba năm nay cũng na ná như chuyện của Cảm hứng hoàn hảo (2011) hay Em hiền như ma sơ (2010).
Vẫn một lối làm phim dễ dãi, hời hợt, sống bám vào ngôi sao và kiểu
chọc cười vô tội vạ của các nhà làm phim Việt. Lời than cuối cùng chỉ
dành cho khán giả, rằng bao giờ mới hết thời "biết rồi khổ lắm nói
mãi..." vào mỗi dịp cuối năm nhìn lại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét